SmartEncrypt là phần mềm mã hóa dữ liệu dưới dạng dịch vụ (SaaS) dành cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô
Mã hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu từ dạng này sang dạng khác hoặc sang dạng code mà chỉ có người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể đọc được nó. Dữ liệu được mã hóa thường gọi là ciphertext, dữ liệu thông thường, không được mã hóa thì gọi là plaintext.
Trong khi các giải pháp bảo mật phần cứng hoạt động để ngăn chặn tin tặc xâm nhập vào thiết bị hoặc hệ thống mạng, và các giải pháp bảo mật đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh như sao lưu và khôi phục các tệp và dữ liệu, để chống đánh cắp dữ liệu, thì giải pháp phần mềm SmartEncrypt mã hóa và xáo trộn dữ liệu sao cho dữ liệu không thể đọc được và hoàn toàn không sử dụng được, trừ khi người dùng có khóa giải mã chính xác. Vì vậy mã hóa dữ liệu là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất, được nhiều tổ chức, cá nhân tin tưởng. Thực chất việc mã hóa dữ liệu sẽ không thể nào ngăn việc dữ liệu có thể bị đánh cắp, nhưng nó sẽ ngăn việc người khác có thể đọc được nội dung của tập tin đó, vì nó đã bị biến sang thành một dạng ký tự khác, hay nội dung khác.
Có hai loại mã hóa dữ liệu chính tồn tại: mà hóa bất đối xứng, còn được gọi là mã hóa khóa công khai, và mã hóa đối xứng. Mã hóa dữ liệu bất đối xứng sẽ sử dụng 02 khóa để tiến hành mã hóa. Một là Publish Key, một là Private Key. Dữ liệu sẽ được mã hóa bằng Publish key. Và người nhận sẽ phải giả mã bằng private key do bên gửi cung cấp. Điểm bất lợi của loại mã hóa bất đối xứng này là tốc độ mã hóa và giải mã vô cùng chậm. Vì vậy việc truyền dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian. Thuật toán mã hóa bất đối xứng thường thấy: RSA. Mã hóa dữ liệu đối xứng chỉ sử dụng duy nhất môt key để tiến hành mã hóa và giải mã. Đây là hình thức mã hó được sử dụng phổ biến hiện nay. Có 02 thuật toán mã hóa trong loại này là DES và AES. Thuật toán DES xuất hiện từ năm 1977 nên không được sử dụng phổ biến bằng AES. Thuật toán AES có thể dùng nhiều kích thước ô nhớ khác nhau để mã hóa, thường thấy là 128-bit và 256-bit, có một số lên tới 512-bit và 1024-bit. Kích thước ô nhớ càng lớn thì càng khó phá mã hơn, bù lại việc giải mã và mã hóa cũng cần nhiều năng lực xử lý hơn.
Quý doanh nghiệp cần tư vấn giải pháp mã hóa dữ liệu
vui lòng liên hệ với chúng tôi
COMMENTS