HomePhần mềm Microsoft

Bản Microsoft Windows nào chuẩn nhất

Vài dòng chia sẽ kinh nghiệm cho người dùng cơ bản, viết bài theo phong cách mở vì mỗi trải nghiệm thật sự mỗi người dùng là khác nhau.

Office 2019
Microsoft Project Tips Weekly
excel statistics essential training 1

Bản Windows nào chuẩn nhất

Bản Windows nào chuẩn nhất


Nếu hàng chính hãng thì mình đọc chia sẽ kinh nghiệm của các anh em dựa trên tốc độ
1. Hàng chính hãng (download từ Website trực tiếp Microsoft) : cũng là bản chậm nhất
Pro -> Home -> Enterprise -> LTSC (bản LTSC tạm thời nhanh nhất)
2. Hàng chỉnh sửa : do các anh em chuyên gia chỉnh sửa nên mặc định nó nhanh hơn vì chuyên gia sửa mà
Compact -> Super Lite -> …. -> Win PE
3. Các phiên bản
Windows 11 -> Windows 10 -> Windows 8 -> Windows 7 (nghĩa là Windows 7 là nhanh nhất vì đòi hỏi cấu hình nhỏ nhất
Còn mình dựa trên trải nghiệm thôi. Tóm lại bỏ thêm vài 1-2 ly cafe hay thậm chí 4-5 ly cafe để nâng cấp cái phần cứng trước
RAM tối thiểu 6GB, nhưng nếu máy RAM cố định RAM 4GB thì phải chấp nhận vì nó hàn chết trên máy. Lên được 8GB là ngưỡng an toàn
SSD : sống chết gì cũng ráng lên con SSD 256GB còn không thì phải 120GB với giá 4-5 ly Starbucks
Còn anh em nào cứ thủ dâm RAM dưới 4GB và HDD 5400rpm thì mệt mỏi lắm. Cơ bản cái cơ thể yếu đuối cho dù tinh thần mạnh mẽ thì cũng chỉ mạnh miệng thôi.
Sau khi nâng cấp lên thì giờ mới bàn đến chuyện nhanh và chậm. Các bạn đừng mua mấy con SSD không tên tuổi rồi rước bực vào người. Dữ liệu nó quan trọng thì cũng chịu khó thêm 1 ly cafe nữa mà rước Intel, Samsung, HP, SK, Crucial, ADATA, Sandisk hay WD về… Bây giờ chúng ta mới bàn đến Windows nhanh hay chậm
1. Khởi động : lâu hay mau nó không quan trọng miễn là dưới 1 phút
2. Mở Internet lên, Login vào Facebook, vào nhóm 3S đăng bài dài dài 1 chút mà tốc độ đánh máy nhanh và mượt như Word 2021 : máy nhanh
Tiêu chí của mình chọn máy làm việc bình thường là thế vì mình thường xuyên viết bài (viết nhiều quá cũng ngại vì tra tấn anh em). Mình biết nhu cầu mình là thế nên chỉ chọn máy như thế thôi
Mình đọc bài viết anh em có than vãn máy tính chậm mặc dù
Chip i5 thế hệ 5
Ram 8GB
SSD 256 GB
Mình cũng gặp 1 trường hợp tương tự giữa Macbook Pro 2012 và Macbook Air 2011 chạy Windows 11 Pro Max thì mình thấy con Macbook Air cấu hình yếu hơn hẳn chạy mượt hơn (chuyện lạ)
Macbook Pro 2012 : của cậu bé ở chùa nhờ sửa
Chip i5-3210M Gen 3
RAM 8GB – ADATA (hình như đã nâng cấp)
SSD 250GB Crucial BX300
Cài Windows 11 Pro file ISO trực tiếp từ Microsoft. Thuần Windows luôn chứ mình xoá luôn phân vùng MAC vì cài MAC bị lỗi
Macbook Air 2011 của chính bản thân mình
Chip i7-Gen 2
RAM 4GB (hàn chết trên máy)
SSD 256GB (mình mua từ thời làm cho IBM Việt Nam nên chắc chắn nguyên bản)
Cài Windows 8, sau đó nâng lên Windows 10 và nâng lên Windows 11 từ các phiên bản ISO của Microsoft thông qua BootCamp. Riêng vụ TPM và CPU mình phải vào chỉnh tay rồi update trực tiếp trong Windows 10 (vụ này khá khoai vì Windows 10 không được Microsoft hỗ trợ dòng máy MBA 2011)
Trên lí thuyết thì con MBA 2011 của mình không có cửa gì so với con Macbook Pro nên cùng đời huống chi Macbook Pro sau 1 năm với RAM lớn hơn nhưng thực tế chạy với tác vụ cơ bản
Soạn văn bản trên Edge (thậm chí nó còn nhanh hơn con ACEPC Celeron đời 2016 J3455 với RAM 6GB cùng với SSD 64GB hàn chết trên bo)
Cùng bản Office 2021 LTSC tốc độ dùng Word, Excel cũng mượt mà hơn. Mình cho ngang nhau luôn cho dễ tính
Cả 3 con Update lên bản cập nhập Windows 6-2022
Nên nhớ con Macbook Air 2011 chạy song song 2 hệ điều hành, trên lí thuyết vẫn chậm hơn các máy chạy Windows thuần chuẩn. RAM lớn hơn
Câu hỏi : chuyện gì xảy ra?
Chắc chắn mình sẽ giữ lại Macbook Air và con Tiny PC giống như sản phẩm đối chứng để về VN cho anh em kiểm định vì nó mỏng, nhỏ xíu, dễ mang vác
Mình chỉ đưa ra các giả thuyết
1. RAM xịn vs RAM dỏm
2. SSD xịn vs SSD dỏm
Bản chất RAM thì mình không phải là chuyên gia nhưng mình thấy đa phần RAM có tên tuổi thì không có sự khác biệt mấy, chệnh nhau 10-15% thì chắc chắn ít nhận ra
Vấn đề còn lại là nghi vấn SSD. Vì trả máy cho người bạn nhỏ sớm quá nên mình cũng chưa có cơ hội thử nghiệm vì mình có khá nhiều SSD các hãng lớn để không. Đó là lý do mình cũng hay xin Key của Windows và Office để trải nghiệm vì khi mọi thứ được kích hoạt bài bản thì phần mềm cũng hoạt động trơn tru hơn
Một nghi vấn khác nữa anh em cần lưu ý đó là khả năng đồng bộ Driver. Anh em cũng nên chú ý
Nâng cấp lên bản cập nhập mới nhất : mình thấy bản cập nhập chính thức Windows 10 tháng 5-2022 và Windows 6-2022 rất nhanh
Cập nhập Driver : Vào Device Manager xem thử còn thiết bị nào gắn trong máy chưa nhận Driver không?
Card WiFi : ngoại trừ card WiFI máy Laptop khó nâng cấp chứ máy PC rất dễ nâng cấp. Đừng tiết kiệm nếu khả năng bạn có thể

Vài dòng chia sẽ kinh nghiệm cho người dùng cơ bản. Vẫn quan điểm nếu anh em nào có điều kiện tại chính thì nên nâng cấp
Chip và Mainboard mới nhất như đời 13 chip i7 hay i9
SSD tốt nhất như Samsung chọn dòng 980 hay các hãng khác tương đương
RAM nên chọn Samsung. Anh em làm đồ hoạ hay chơi Game nên tối thiểu 32GB còn không thì cứ 128GB cho chuẩn
Card đồ hoạ : nên mua lắp thêm vào máy kiểu “thừa hơn thiếu” như Card Nivida 3090
Mua thêm phần mềm PrimoCache. Mình không có RAM trên 32GB nên cũng không cần thiết hoặc cũng dự định mua cho con Macbook Pro 2019 với RAM 16GB hoặc con máy cũ hơn là máy trạm HP z15G2 32GB. Đây là phần mềm giúp máy nhanh xé gió giờ nhanh như tên lửa của anh ElonMusk giá tầm 10 ly Starbucks

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0
Contact Me on Zalo