HomePhần mềm PLAXIS

Tính toán ổn định taluy đắp nền đường bằng phần mềm Plaxis

Plaxis là phần mềm chuyên phân tích các ứng xử của nền đất đối với công trình.

Công trình đắp trên nền đất yếu
Tính toán thiết kế công trình đắp trên nền đất yếu
Các mô hình toán của Plaxis

Ổn định nền đường luôn là vấn đề khó khăn khi thiết kế các tuyến đường vùng núi, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo đảm ổn định chống sụt trượt cho mái taluy.

Video dưới đây hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm Plaxis tính toán ổn định taluy đắp nền đường

Plaxis là bộ phần mềm giải quyết các bài toán địa kỹ thuật thường gặp trong thực tế. Phần mềm Plaxis 3D tỏ rõ thế mạnh trong tính toán ứng suất biến dạng chuyển vị lún, nội lực trong kết cấu và ổn định trượt sâu tương tác giữa công trình với nền đất gia cường (bất thấm, vải địa kỹ thuật, cọc neo) hoặc nền đất tự nhiên.
Bộ phần mềm PLAXIS hiện nay bao gồm:

– Plaxis 3D
+ 3D Advanced
+ 3D Ultimate
+ 3D WorkSuite

– Plaxis 2D
+ 2D Advanced
+ 2D Ultimate
+ 2D WorkSuite

Chương trình PLAXIS được đại học tổng hợp công nghệ Delft (Hà Lan) nghiên cứu phát triển vào cuối những năm 70 nhằm mục đích gải các bài toán biến dạng phẳng đơn giản của cát. Chương trình PTHH đầu tiên do giáo sư Pietter Vermeer lập năm 1974 có tên gọi là ELPLAST có khả năng giải các bài toán biến dạng phẳng đàn dẻo dùng lưới phần tử tam giác 6 nút được lập bằng ngôn ngữ FOTRAN IV). Năm 1981, dưới sự hướng dẫn của GS. Pietter Vermeer, Rene de Borst đã tiến hành nghiên cứu luận án Ms với đề tài phân tích thí nghiệm xuyên côn trong đất sét và đã mở rộng chương trình ELPLAST để có thể sử dụng cho bài toán đối xứng trục. Do đó chương trình ELPLAST được đổi tên thành PLAXIS (PLasticity AIXSymmetry). Do phần tử tam giác 6 nút cho kết quả không chính xác trong bài toán phân tích thí nghiệm xuyên côn đặc biệt trong các loại vật liệu không có khả năng chịu nén nên De Borst và Vermeer đã đưa thêm phần tử tam giác 15 nút vào trong chương trình. Việc bổ sung này dựa trên kết quả nghiên cứu của Sloan và Randolph tại đại học tổng hợp Cambridge năm 1982 là lưới phần tử hữu hạn tam giác 15 nút là lưới phần tử đơn giản tam giác nhất thích hợp cho bài toán đối xứng trục. Năm 1990-1991, Klaas Bakker đã nghiên cứu sử dụng phần tử thanh 5 nút cho chương trình PLAXIS (phần tử này nối với các phần tử tam giác 15 nút theo 1 đường thẳng do cạnh của phần tử tam giác 15 nút có 5 nút). Đây là 1 tiến bộ quan trọng của chương trình vì nó làm giảm đáng kể số biến của bài toán. Chương trình PLAXIS sử dụng chương trình tự sinh lưới phần tử hữu hạn tam giác có cấu trúc hoặc không có cấu trúc được nghiên cứu bởi Sepra (Hà Lan). Đến năm 1995 Paul Bonnier bắt đầu nghiên cứu mở rộng chương trình PLAXIS cho bài toán không gian 3 chiều và đến nay PLAXIS đã có các phiên bản sử dụng mô hình 3D như 3D Tunnel, 3D Foundation (trong đó ngoài phần tử khối hình nêm 15 nút còn có các loại phần tử khối nêm 13 nút, tứ diện 10 nút).

Newer Post
Older Post

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0
Contact Me on Zalo