HomePhần mềm PLAXIS

Thi công hố đào sâu Mô hình Plaxis 3D

Phân tích ổn định hệ tường vây trong quá trình thi công hố đào sâu bằng mô hình Plaxis 3D.

Các mô hình toán của Plaxis
Công trình đắp trên nền đất yếu
Tính toán thiết kế công trình đắp trên nền đất yếu

Hiện nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình cao tầng. Để tăng cường tính ổn định cho công trình cao tầng thì cần thiết phải thiết kế tầng hầm chôn sâu công trình hơn vào trong đất, đồng thời tầng hầm cũng đáp ứng nhiều mục đích khác cho người sử dụng.

Việc thi công tầng hầm các công trình yêu cầu phải đảm bảo nhiều về vấn đề kỹ thuật như: biện pháp chắn giữ để bảo vệ thành vách hố đào không bị sập khi thi công hố đào tầng hầm và đồng thời không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

Việc ứng dụng tường barrette trong hố đào sâu nhà cao tầng là biện pháp hiệu quả để xây dựng các công trình có tầng hầm. Tường barrette đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng từ những năm 1970. Tại Việt Nam cũng đã bắt đầu sử dụng trong những năm gần đây tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng có hiệu quả. Việc nghiên cứu ứng dụng tường barrette rộng rãi cho nhà cao tầng có tầng hầm là cần thiết.

Tài liệu dưới đây phân tích chuyển vị ngang của hệ tường vây barrette trong quá trình thi công đào hầm bằng phần mềm Plaxis 3D, sử dụng mô hình nền Mohr – Coulomb. Qua đó rút ra một số nhận xét về một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chuyển vị ngang của tường barrete chắn giữ hố đào sâu. Kết quả phân tích có thể ứng dụng cho bài toán thiết kế biện pháp thi công tầng hầm cho các công trình khác tương tự. Yếu tố được xem xét khi phân tích trong luận văn đó là dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất.

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0
Contact Me on Zalo