HomePhần mềm PLAXIS

Các mô hình toán của Plaxis

Plaxis là bộ phần mềm giải quyết các bài toán địa kỹ thuật thường gặp trong thực tế.

Tính toán ổn định taluy đắp nền đường bằng phần mềm Plaxis
Plaxis 3D tính năng mới
Công trình đắp trên nền đất yếu

Mô hình Linear Elastic
Mô hình đàn hồi tuyến tính là mô hình đặc tính đất cơ bản nhất mà ngày nay vẫn được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến địa kỹ thuật, mô hình này tuân theo định luật Hook về đàn hồi tuyến tính đẳng hướng. Các thông số của mô hình này gồm 2 thông số: module đàn hồi E và hệ số Poison ν.
Cặp thông số này được sử dụng để mô phỏng đặc tính của đất ở những điều kiện đặc biệt. Mô hình được sử dụng chủ yếu để mô phỏng các loại kết cấu cứng trong đất (ví dụ: Móng bê tông, sàn bê tông, cọc bê tông).

Mô hình Mohr – Coulomb (MC)
Mô hình Mohr – Coulomb là mô hình gần đúng về mối quan hệ của đất. Đây là mô hình đàn hồi – thuần dẻo dựa trên cơ sở định luật Hook kết hợp với tiêu chuẩn phá hoại Mohr – Coulomb. Trong mô hình đàn hồi – thuần dẻo, biến dạng và tốc độ biến dạng được phân tích thành hai thành phần: phần đàn hồi và phần thuần dẻo. Định luật Hook được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng ứng suất và biến dạng. Mô hình gồm 5 thông số cơ bản: module đàn hồi E, hệ số Poison ν, lực dính của đất c, góc ma sát trong φ và góc nở của đất ψ.

Mô hình Hardening – Soil (HS)
Mô hình Hardening – Soil là mô hình đường đàn dẻo loại Hyperbolic. Đây là mô hình đất tiên tiến sử dụng lý thuyết dẻo thay vì lý thuyết đàn hồi, có xét đến đặc tính chảy của đất và biên phá hoại. Mô hình có thể mô phỏng cả sự tăng bền do ứng suất tiếp và ứng suất pháp. Khi chịu tác dụng của ứng suất lệch sơ cấp, đất sẽ giảm độ cứng đồng thời phát triển biến dạng dẻo. Quan hệ giữa biến dạng dọc trục và ứng suất lệch có thể được mô tả bằng một đường Hyperbol. Mô hình này có thể khắc phục được nhược điểm của mô hình Mohr – Coulomb trong mô tả ứng xử của đất nền khi làm việc chịu tải – dở tải – gia tải lại.
Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là không giải thích được sự giảm bền do đặc tính chảy của đất. Nó là mô hình tăng bền đẳng hướng, nên không mô phỏng được các bài toán tải trọng tuần hoàn và đặc tính cản chấn, cũng như đặc tính bất đẳng hướng của đất.

Mô hình đất mềm – Soft Soil model (SS)
Mô hình Soft Soil là loại mô hình đất sét (Cam – clay) được dùng chủ yếu cho các trường hợp cố kết của đất sét, than bùn. Các thông số chủ yếu của mô hình Soft Soil gồm: chỉ số nén điều chỉnh; chỉ số trương nở điều chỉnh; lực dính c, góc ma sát trong φ; góc giản nở ψ

Mô hình từ biến của đất mềm – Soft Soil creep (SSC)
Mô hình Soft Soil Creep là mô hình được phát triển để phân tích các bài toán liên quan đến các vấn đề lún của móng. Trong đó, có khả năng xét đến ảnh hưởng của các yếu tố như: hiện tượng từ biến và giảm ứng suất trong quá trình làm việc của đất nền – vấn đề mà các mô hình trước đó như HS không thể xét đến. Các thông số chủ yếu của mô hình SSC cũng giống như của mô hình SS: chỉ số nén điều chỉnh; chỉ số trương nở điều chỉnh; lực dính c, góc ma sát trong φ; góc giản nở ψ.

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0
Contact Me on Zalo